Hộ nghèo và cận nghèo tại các tỉnh, thành Nghèo ở Việt Nam

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH về việc phê duyệt hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2012, số hộ nghèo và cận nghèo tại các tỉnh, thành như sau:

Miền núi Đông Bắc: nghèo 17,39%, cận nghèo 8,92%

  • Hà Giang: nghèo 30,13%, cận nghèo 12,93%
  • Cao Bằng: nghèo 28,22%, cận nghèo 5,91%
  • Bắc Kạn: nghèo 20,39%, cận nghèo 11,25%
  • Tuyên Quang: nghèo 22,63% cận nghèo 13,50%
  • Lào Cai: nghèo 27,69% cận nghèo 11,61%
  • Yên Bái: nghèo 29,23% cận nghèo 5,33%
  • Phú Thọ: nghèo 14,12% cận nghèo 11,32%
  • Thái Nguyên: nghèo 13,76% cận nghèo 11,24%
  • Lạng Sơn: nghèo 21,02% cận nghèo 8,87%
  • Bắc Giang: nghèo 12,11% cận nghèo 7,56%
  • Quảng Ninh: nghèo 3,52% cận nghèo 2,59%

Miền núi Tây Bắc: nghèo 28,55%, cận nghèo 11,48%

  • Điện Biên: nghèo 38,25% cận nghèo 6,83%
  • Lai Châu: nghèo 31,82% cận nghèo 9,17%
  • Sơn La: nghèo 28,69% cận nghèo 10,53%
  • Hòa Bình: nghèo 21,73% cận nghèo 16,14%

Đồng bằng sông Hồng: nghèo 4,89% cận nghèo 4,58%

  • Hà Nội: nghèo 1,52% cận nghèo 3,55%
  • Vĩnh Phúc: nghèo 6,53% cận nghèo 4,71%
  • Bắc Ninh: nghèo 4,27% cận nghèo 3,75%
  • Hải Dương: nghèo 7,26% cận nghèo 5,39%
  • Hải Phòng: nghèo 4,21% cận nghèo 4,05%
  • Hưng Yên: nghèo 6,77% cận nghèo 4,88%
  • Thái Bình: nghèo 6,80% cận nghèo 3,68%
  • Hà Nam: nghèo 8,83% cận nghèo 6,95%
  • Nam Định: nghèo 6,72% cận nghèo 6,32%
  • Ninh Bình: nghèo 7,54% cận nghèo 6,77%

Bắc Trung Bộ: nghèo 15,01% cận nghèo 13,04%

  • Thanh Hóa: nghèo 16,56% cận nghèo 11,86%
  • Nghệ An: nghèo 15,61% cận nghèo 14,60%
  • Hà Tĩnh: nghèo 14,20% cận nghèo 15,32%
  • Quảng Bình: nghèo 17,36% cận nghèo 17,27%
  • Quảng Trị: nghèo 13,66% cận nghèo 12,11%
  • Thừa Thiên Huế: nghèo 5,95% cận nghèo 6,66%

Duyên hải miền Trung: nghèo 12,20% cận nghèo 9,32%

  • Đà Nẵng: nghèo 0,97% cận nghèo 3,56%
  • Quảng Nam: nghèo 18,19% cận nghèo 13,60%
  • Quảng Ngãi: nghèo 17,64% cận nghèo 9,76%
  • Bình Định: nghèo 11,62% cận nghèo 5,13%
  • Phú Yên: nghèo 15,69% cận nghèo 12,73%
  • Khánh Hòa: nghèo 5,56% cận nghèo 11,27%
  • Ninh Thuận: nghèo 11,20% cận nghèo 8,67%

Tây Nguyên: nghèo 15,00%, cận nghèo 6,19%

  • Kon Tum: nghèo 22,77% cận nghèo 5,77%
  • Gia Lai: nghèo 19,93% cận nghèo 6,16%
  • Đắk Lắk: nghèo 14,67% cận nghèo 6,99%
  • Đắk Nông: nghèo 17,55% cận nghèo 5,70%
  • Lâm Đồng: nghèo 6,31% cận nghèo 5,48%

Đông Nam Bộ: nghèo 1,27% cận nghèo 1,08%

  • Bình Thuận: nghèo 6,07% cận nghèo 3,47%
  • Bình Phước: nghèo 5,58% cận nghèo 3,52%
  • Tây Ninh: nghèo 2,97% cận nghèo 2,66%
  • Bình Dương: nghèo 0,0015% cận nghèo 0,00%
  • Đồng Nai: nghèo 0,91% cận nghèo 0,98%
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: nghèo 1,71% cận nghèo 1,56%
  • Thành phố Hồ Chí Minh: nghèo 0,00033% cận nghèo 0,32%

Đồng bằng sông Cửu Long: nghèo 9,24% cận nghèo 6,51%

  • Long An: nghèo 4,58% cận nghèo 3,87%
  • Tiền Giang: nghèo 8,03% cận nghèo 4,67%
  • Bến Tre: nghèo 10,65% cận nghèo 5,94%
  • Trà Vinh: nghèo 16,64% cận nghèo 9,04%
  • Vĩnh Long: nghèo 5,89% cận nghèo 5,36%
  • Đồng Tháp: nghèo 10,01% cận nghèo 7,51%
  • An Giang: nghèo 6,17% cận nghèo 6,04%
  • Kiên Giang: nghèo 5,73% cận nghèo 5,29%
  • Cần Thơ: nghèo 5,19% cận nghèo 4,79%
  • Hậu Giang: nghèo 14,41% cận nghèo 9,84%
  • Sóc Trăng: nghèo 20,10% cận nghèo 13,95%
  • Bạc Liêu: nghèo 12,24% cận nghèo 7,28%
  • Cà Mau: nghèo 8,24% cận nghèo 4,47%

Tổng cộng cả nước có 2.149.110 hộ nghèo (9,60%) và 1.469.727 hộ cận nghèo (6,57%) trong tổng số hơn 22,37 triệu hộ. Các tỉnh có số hộ nghèo cao nhất là Thanh Hóa 151.010 hộ, Nghệ An 116.851 hộ, Sơn La 70.724 hộ, Quảng Nam 70.099 hộ, Sóc Trăng 62.682 hộ, Gia Lai 60.048 hộ, thấp nhất là Bình Dương 4 hộ, thành phố Hồ Chí Minh 6 hộ, Đà Nẵng 2.239 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nước là Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng thuộc miền núi Tây Bắc và Đông Bắc, tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất đồng bằng sông Hồng là Hà Nam, Bắc Trung Bộ là Quảng Bình, duyên hải miền Trung là Quảng Nam, Tây Nguyên là Kon Tum, Đông Nam Bộ là Bình Thuận, và đồng bằng sông Cửu Long là Sóc Trăng (2012).